Thăm Bảo tàng Bà Rịa – Vũng Tàu

  • Home
  • Thăm Bảo tàng Bà Rịa – Vũng Tàu
Thăm Bảo tàng Bà Rịa – Vũng Tàu

Thăm Bảo tàng Bà Rịa – Vũng Tàu


Bảo tàng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là một trong các điểm đến của du khách khi đến với vùng đất được mệnh danh là “trái tim” của du lịch biển miền Đông Nam Bộ này. Công trình văn hoá này tọa lạc tại số 4, đường Trần Phú, trông ngay ra Bãi Trước, thành phố Vũng Tàu.

Bảo tàng Bà Rịa – Vũng Tàu được khởi công xây dựng năm 2011, đến năm 2015 hoàn thành, theo thiết kế của kiến trúc sư Đỗ Anh Dũng (Việt kiều Mỹ). Với khuôn viên rộng 18.043 m2, diện tích xây dựng 3.300m2, tòa nhà gồm 4 tầng chính và 3 tầng tháp, nhìn từ xa Nhà bảo tàng như một con tàu trắng đang vươn mình vượt sóng, hướng ra đại dương, thể hiện sức mạnh, ý chí vươn lên của một tỉnh có truyền thống văn hoá biển và thế mạnh kinh tế biển như Bà Rịa – Vũng Tàu.

Hệ thống trưng bày thường xuyên tại Bảo tàng gồm nhiều chuyên đề với hàng ngàn tư liệu hình ảnh và hiện vật tiêu biểu phản ánh khái quát về lịch sử thiên nhiên và con người Bà Rịa – Vũng Tàu, từ thời tiền – sơ sử đến ngày nay.

Mỗi năm, ước có khoảng
Theo số liệu của Bảo tàng Bà Rịa – Vũng Tàu, năm 2022, ước có khoảng trên 50.000 lượt khách tham quan Bảo tàng. 
Phần trưng bày về thiên nhiên Bà Rịa- Vũng Tàu
Theo hướng dẫn viên thì Bảo tàng Bà Rịa – Vũng Tàu đã tham khảo cách trưng bày của Bảo tàng Quảng Ninh. Trong ảnh là phần trưng bày về thiên nhiên Bà Rịa- Vũng Tàu.
Gian trưng bày sinh động về cuộc sống sinh hoạt của người dân tộc thiểu số Chơ Ro - cư dân được coi là bản địa của Bà Rịa- Vũng Tàu với dân số hiện khoảng 10.000 người.
Gian trưng bày sinh động về cuộc sống sinh hoạt của người dân tộc thiểu số Chơ Ro – cư dân được coi là bản địa của Bà Rịa – Vũng Tàu với dân số hiện khoảng 10.000 người.
Phần trưng bày, giới thiệu các nghề truyền thống của Bà Rịa- Vũng Tàu. Trong đó có những nghề dệt chiếu, làm muối, nấu rượu... do cư dân các tỉnh phía Bắc mang theo khi di cư vào đây.
Phần trưng bày, giới thiệu các nghề truyền thống của Bà Rịa – Vũng Tàu. Trong đó có những nghề dệt chiếu, làm muối, nấu rượu… do cư dân các tỉnh phía Bắc mang theo khi di cư vào đây.
Giống như Hòn Gai- Hạ Long, Vũng Tàu có vị trí địa lý chiến lược nên các triều đình nhà Nguyễn cũng như người Pháp khi chiếm đóng Việt Nam, đã bố trí nhiều súng thần công phòng thủ ở Vũng Tàu.
Giống như Hòn Gai – Hạ Long, Vũng Tàu có vị trí địa lý chiến lược nên các triều đình nhà Nguyễn cũng như người Pháp khi chiếm đóng Việt Nam, đã bố trí nhiều súng thần công phòng thủ ở Vũng Tàu.
Bảo tàng giới thiệu, trưng bày lịch sử tự nhiên, văn hoá, xã hội của Bà Rịa- Vũng Tàu từ thời tiền sơ sử đến ngày nay. Tại phần lịch sử, có giới thiệu các cựu tù Côn Đảo, xếp cạnh Võ Thị Sáu là ông Lê Phú, nguyên Đại đội trưởng Đại đội Ký Con- người đã chỉ huy trận tấn công quân Pháp trên đảo Cô Tô ngày 13/11/1945. Ông Phú là một trong 22 cán bộ, chiến sĩ Đại đội bị bắt, bị thực dân Pháp đày ra Côn Đảo.
Bảo tàng giới thiệu, trưng bày lịch sử tự nhiên, văn hoá, xã hội của Bà Rịa – Vũng Tàu từ thời tiền sơ sử đến ngày nay. Tại phần lịch sử, có giới thiệu các cựu tù Côn Đảo, xếp cạnh liệt sĩ Võ Thị Sáu là ông Lê Phú, nguyên Đại đội trưởng Đại đội Ký Con – người đã chỉ huy trận tấn công quân Pháp trên đảo Cô Tô ngày 13/11/1945. Ông Phú là một trong 22 cán bộ, chiến sĩ Đại đội bị bắt, ông bị thực dân Pháp đày ra Côn Đảo. Hiện ông vẫn còn sống, định cư tại Hà Nội.
Một góc trưng bày của Bảo tàng khiến cho du khách như đi trong lòng con tàu.
Một góc trưng bày của Bảo tàng khiến cho du khách như đi trong lòng con tàu.
Dầu khí, vận tải biển là một trong các mũi nhọn kinh tế của Bà Rịa- Vũng Tàu được thể hiện qua trưng bày.
Dầu khí, vận tải biển là một trong các mũi nhọn kinh tế của Bà Rịa – Vũng Tàu được thể hiện qua trưng bày.

Trần Minh





Du thuyền 5 sao Hạ Long