Vượt núi băng đèo thăm ngục Đắk Glei trên nóc nhà Tây Nguyên

  • Home
  • Vượt núi băng đèo thăm ngục Đắk Glei trên nóc nhà Tây Nguyên
Vượt núi băng đèo thăm ngục Đắk Glei trên nóc nhà Tây Nguyên

Vượt núi băng đèo thăm ngục Đắk Glei trên nóc nhà Tây Nguyên


Từ đường Hồ Chí Minh đoạn đèo Lò Xo uốn lượn quanh co, du khách theo lối vào Ngục Đắk Glei phải qua các đỉnh núi cao của dãy Ngọc Linh – nóc nhà Tây Nguyên.

Cai ngục trấn áp, đòn roi đối với các chiến sĩ cách mạng tại Ngục Đắk Glei. Ảnh: Thanh Tuấn

Hiện nay, cung đường kéo dài hơn 30km vào di tích ngục Đắk Glei đã được chính quyền địa phương đầu tư hạ tầng đồng bộ, giao thông êm thuận. Tuy nhiên, cung đèo hiểm trở, quanh co, đường nhỏ hẹp trên dãy núi được mệnh danh là nốc nhà miền Trung vẫn đầy thử thách.

Ngục Đắk Glei thuộc xã Đắk Choong, huyện Đắk Glei, tỉnh Kon Tum. Cụm di tích lịch sử Ngục Đắk Glei gồm ba công trình nhỏ: Khu đồn canh gác, khu Căng an trí và khu nhà Ngục.

Nhà biệt giam tại nơi hoang vu, hẻo lánh giữa núi rừng Tây Nguyên. Ảnh: Thanh Tuấn

Toàn bộ khu Ngục Đắk Glei nằm trên đồi, xung quanh núi cao, suối, thung lũng bao bọc. Xa xa là những bản làng người Xơ Đăng cùng cánh đồng lúa chín vàng rực kỳ thu hoạch. Khung cảnh yên bình, kỳ vỹ nhưng cũng hoang vu, lạnh lẽo giữa nơi thâm sơn cùng cốc, thưa vắng dấu chân người qua lại.

Ngục Đắk Glei được xây dựng năm 1932, nơi thực dân Pháp giam giữ các chiến sĩ cộng sản cách mạng với án tù chung thân trong phong trào cách mạng 1930 -1931 và 1936 -1939. Với âm mưu kiểm soát toàn bộ Tây Nguyên, năm 1921 thực dân Pháp mở đường 14 từ Kon Tum lên Đắk Tô – Đắk Pét – Đắk Glei, nhằm cách ly những nhà hoạt động cách mạng có tầm ảnh hưởng lớn trong dân chúng.

Mô phỏng cảnh người tù bị lao động khổ sai. Ảnh: Thanh Tuấn

Ngục Đắk Glei từng giam giữ các chiến sĩ, thi sĩ cách mạng nổi tiếng như nhà thơ: Tố Hữu, Nguyễn Duy Trinh, Chu Huy Mân, Huỳnh Ngọc Huệ… Ngục Đắk Glei trở thành biểu tượng của cách mạng về lòng yêu nước, sức sống mãnh liệt của đất và con người Kon Tum.

Một góc Ngục Đắk Glei trên đỉnh Ngọc Linh. Di tích ngục Đăk Glei được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích Lịch sử cấp Quốc gia theo quyết định số 2307/QĐ-BT vào ngày 30.12.1991. Ảnh: Thanh Tuấn

Hàng năm, nhiều đoàn du khách thập phương, các cựu chiến binh vẫn thường đến tham quan Ngục Đắk Glei để chứng kiến, cảm nhận không khí sôi sục thời đấu tranh đòi độc lập, tự do cho đất nước. Hành trình tham quan cho du khách phần nào cảm nhận được sự giam cầm khắc nghiệt, tàn bạo của chế độ thực dân đối với người chiến sĩ cách mạng kiên trung.

Bản làng dưới chân núi. Ảnh: Thanh Tuấn

Ngục Đắk Glei từng nổi tiếng với câu thơ trong bài “Tiếng hát đi đày” của nhà thơ Tố Hữu, đã trở thành biểu tượng, hình ảnh đấu tranh của lòng yêu nước, tinh thần dân tộc để truyền đạt, giáo dục cho thế hệ trẻ.

“Đường lên đỉnh núi Đắk Glei
Heo heo gió lạnh, sương dày vắng chim
Gà đâu gáy động im lìm
Mơ mơ mấy xóm tranh chìm trong mây”…





Du thuyền 5 sao Hạ Long