Điểm sáng Bình Liêu – Báo Quảng Ninh điện tử

  • Home
  • Điểm sáng Bình Liêu – Báo Quảng Ninh điện tử
Điểm sáng Bình Liêu – Báo Quảng Ninh điện tử

Điểm sáng Bình Liêu – Báo Quảng Ninh điện tử


Trải qua hàng trăm năm, cộng đồng các dân tộc thiểu số Tày, Dao, Sán Chỉ… với tiếng nói, trang phục, phong tục, tập quán và những lễ hội riêng đã tạo nên một Bình Liêu đa sắc màu văn hóa. Trân trọng vốn quý này, nhiều năm qua, Bình Liêu đã triển khai nhiều giải pháp quan trọng nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc để phát triển du lịch, kinh tế, xã hội, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Môn thể thao dân tộc là hoạt động không thể thiếu trong những lễ hội, ngày hội truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở huyện Bình Liêu.

Với trên 96% là đồng bào dân tộc thiểu số, sở hữu các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào Tày, Dao, Sán Chỉ, những năm qua, Bình Liêu đã tập trung chỉ đạo, thực hiện đồng bộ các giải pháp làm tốt công tác bảo tồn văn hóa. Theo đó, huyện đã chủ động nghiên cứu, phục dựng, duy trì tổ chức các lễ hội, ngày hội truyền thống thường niên, như: Lễ hội đình Lục Nà; liên hoan hát then – đàn tính gắn với không gian văn hóa dân tộc Tày; hội Soóng cọ gắn với không gian văn hóa dân tộc Sán Chỉ, hội Kiêng gió gắn với hát pả dung và không gian văn hóa người Dao từ nhiều năm nay.

Lễ hội cũng là dịp để bà con gặp gỡ, vui chơi, giao lưu sau những ngày lao động vất vả qua các trò chơi dân gian, các môn thể thao dân tộc (đánh quay, ném còn, đi cà kheo, đẩy gậy, kéo co…) và tái hiện những nếp sinh hoạt, nghi lễ truyền thống của đồng bào các dân tộc, như: Lễ cấp sắc của người Dao, các nghi lễ đám cưới, rước dâu của người Dao, Sán Chỉ, lễ thôi nôi của người Tày…

Đặc biệt, vài năm trở lại đây, các Hội hoa Sở, Hội mùa vàng, Ngày hội Văn hóa – Thể thao các dân tộc huyện Bình Liêu được hình thành gắn chủ trương phát triển du lịch của huyện với chuỗi hoạt động văn hóa đặc sắc cũng góp phần quảng bá, tạo cơ hội để du khách trải nghiệm, khám phá thiên nhiên, văn hóa của mảnh đất biên giới vùng Đông Bắc này.

Thi thêu trang phục truyền thống tại ngày hội Kiêng gió của đồng bào dân tộc Dao Thanh Phán xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu.

Nét đặc sắc của Bình Liêu không phải nơi nào cũng có được chính là không gian lưu trữ của những làn điệu mượt mà, đằm thắm như làn điệu hát then của người Tày, hát pả dung của người Dao Thanh Phán, điệu soóng cọ của người Sán Chỉ… đã được người dân chắt chiu, gìn giữ và lưu truyền qua biết bao nhiêu thế hệ.

Năm 2019, UNESCO chính thức ghi nhận Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (trong đó, then Tày Bình Liêu – Quảng Ninh là một đại diện). Mới đây, nghệ thuật trình diễn dân gian hát soóng cọ của người Sán Chỉ tỉnh Quảng Ninh được công nhận là di sản phi vật thể quốc gia. Đây chính là động lực quan trọng để các làn điệu dân ca của dân tộc Tày, Dao, Sán Chỉ của huyện Bình Liêu ngày càng được lan tỏa, phát huy.

Truyền dạy hát then – đàn tính trong trường học tại Bình Liêu được duy trì từ nhiều năm nay.

Vì vậy, không chỉ tổ chức biểu diễn tại các dịp lễ hội, ngày hội giao lưu văn hóa ở trong và ngoài huyện, Bình Liêu đẩy mạnh công tác truyền dạy trong nhà trường, thành lập và duy trì các câu lạc bộ văn nghệ tại 100% các xã, thị trấn đến thôn, khu phố.

Đặc biệt, tháng 5 vừa qua, UBND huyện Bình Liêu phối hợp với Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy di sản diễn xướng then trong bối cảnh phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh”. Thông qua hội thảo đã góp phần nghiên cứu, định vị then Tày Bình Liêu trong dòng chảy văn hóa Việt Nam. Đồng thời, đề xuất các giải pháp bảo vệ, trao truyền, quảng bá, phát huy, phát triển các giá trị then của người Tày huyện Bình Liêu trong bối cảnh hiện nay, cũng như các giải pháp khai thác diễn xướng then phục vụ phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Bình Liêu.

Điểm sáng Bình LiêuTrải qua hàng trăm năm, cộng đồng các dân tộc thiểu số Tày, Dao, Sán Chỉ… với tiếng nói, trang phục, phong tục, tập quán và những lễ hội riêng đã tạo nên một Bình Liêu đa sắc màu văn hóa. Trân trọng vốn quý này, nhiều năm qua, Bình Liêu đã triển khai nhiều giải pháp quan trọng nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc để phát triển du lịch, kinh tế, xã hội, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Với trên 96% là đồng bào dân tộc thiểu số, sở hữu nền văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào Tày, Dao, Sán Chỉ, những năm qua Bình Liêu tập trung chỉ đạo, thực hiện đồng bộ các giải pháp làm tốt công tác bảo tồn văn hóa. Theo đó, huyện đã chủ động nghiên cứu, phục dựng, duy trì tổ chức các lễ hội, ngày hội truyền thống thường niên như: Lễ hội đình Lục Nà; liên hoan hát then - đàn tính gắn với không gian văn hóa dân tộc Tày; hội Soóng Cọ gắn với không gian văn hóa dân tộc Sán chỉ, hội Kiêng gió gắn với hát pả dung và không gian văn hóa người Dao từ nhiều năm nay. Lễ hội cũng là dịp để bà con gặp gỡ, vui chơi, giao lưu sau những ngày lao động vất vả qua các trò chơi dân gian, các môn thể thao dân tộc (đánh quay, ném còn, đi cà kheo, đẩy gậy, kéo co…) và tái hiện những nếp sinh hoạt, nghi lễ truyền thống của đồng bào các dân tộc như: Lễ cấp sắc của người Dao, các nghi lễ đám cưới, rước dâu của người Dao, Sán Chỉ, lễ thôi nôi của người Tày… Đặc biệt, vài năm trở lại đây, các Hội hoa Sở, Hội mùa vàng, Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc huyện Bình Liêu được hình thành gắn chủ trương phát triển du lịch của huyện với chuỗi hoạt động văn hóa đặc sắc cũng góp phần quảng bá, tạo cơ hội để du khách trải nghiệm, khám phá thiên nhiên, văn hóa của mảnh đất biên giới vùng Đông Bắc. Nét đặc sắc của Bình Liêu không phải nơi nào cũng có được chính là không gian lưu trữ của những làn điệu mượt mà, đằm thắm như làn điệu hát then của người Tày, hát pả dung của người Dao Thanh Phán, điệu soóng cọ của người Sán Chỉ… đã được người dân chắt chiu, gìn giữ và lưu truyền qua biết bao nhiêu thế hệ. Năm 2019 UNESCO chính thức ghi nhận Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam là di sản văn hoa phi vật thể đại diện của nhân loại (mà then Tày Bình Liêu - Quảng Ninh là đại diện). Mới đây, nghệ thuật trình diễn dân gian hát soóng cọ của người Sán Chỉ tỉnh Quảng Ninh được công nhận là di sản phi vật thể quốc gia. Đây chính là động lực quan trọng để các làn điệu dân ca của dân tộc Tày, Dao, Sán Chỉ của huyện Bình Liêu ngày càng được lan tỏa, phát huy. Vì vậy, không chỉ tổ chức biểu diễn tại các dịp lễ hội, ngày hội giao lưu văn hóa ở trong và ngoài huyện, Bình Liêu đẩy mạnh công tác truyền dạy trong nhà trường, thành lập và duy trì các câu lạc bộ văn nghệ tại 100% các xã, thị trấn đến thôn, khu phố. Đặc biệt, tháng 5 vừa qua, UBND huyện Bình Liêu phối hợp với Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy di sản diễn xướng then trong bối cảnh phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh”. Thông qua hội thảo đã góp phần nghiên cứu, định vị then Tày Bình Liêu trong dòng chảy văn hóa Việt Nam. Đồng thời, đề xuất các giải pháp bảo vệ, trao truyền, quảng bá, phát huy, phát triển các giá trị then của người Tày huyện Bình Liêu trong bối cảnh hiện nay, cũng như các giải pháp khai thác diễn xướng then phục vụ phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Bình Liêu.Nhằm thực hiện công tác bảo tồn văn hóa một cách toàn diện, huyện Bình Liêu đã xây dựng Đề án bảo tồn văn hóa các dân tộc trên địa bàn đến năm 2020, định hướng đến năm 2025. Theo đó, tập trung ưu tiên, tạo điều kiện cho cộng đồng dân tộc tự bảo vệ và phát huy di sản văn hoá, trao truyền văn hóa truyền thống từ kiến trúc nhà ở, không gian sống, trang phục truyền thống, ẩm thực, dân ca, các phong tục tập quán... tạo các sản phẩm văn hóa đáp ứng phát triển du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng địa phương. Đến nay, huyện đã hoàn thành “Đề án bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa tiêu biểu tộc người Tày Bình Liêu phục vụ phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, tiếp tục xây dựng “Đề án bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa  người Dao gắn với phát triển du lịch cộng đồng tại bản Sông Moóc, xã Đồng Văn giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030” và “Đề án bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa người Sán Chỉ gắn với phát triển du lịch cộng đồng tại bản Lục Ngù, xã Húc Động giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030”. Qua đó, sớm hiện thực hóa mục tiêu trở thành trung tâm du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái - trải nghiệm, du lịch nông nghiệp, du lịch văn hóa, du lịch biên giới của tỉnh.Duy Khoa
Người dân, du khách tìm hiểu về những đồ lễ của thầy then ở Bình Liêu trong khuôn khổ Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy di sản diễn xướng then trong bối cảnh phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh”. 

Nhằm thực hiện công tác bảo tồn văn hóa một cách toàn diện, huyện Bình Liêu đã xây dựng Đề án bảo tồn văn hóa các dân tộc trên địa bàn đến năm 2020, định hướng đến năm 2025. Theo đó, tập trung ưu tiên, tạo điều kiện cho cộng đồng dân tộc tự bảo vệ và phát huy di sản văn hoá, trao truyền văn hóa truyền thống từ kiến trúc nhà ở, không gian sống, trang phục truyền thống, ẩm thực, dân ca, các phong tục tập quán… tạo các sản phẩm văn hóa đáp ứng phát triển du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng địa phương.

Đến nay, huyện đã hoàn thành “Đề án bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa tiêu biểu tộc người Tày Bình Liêu phục vụ phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, tiếp tục xây dựng “Đề án bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa người Dao gắn với phát triển du lịch cộng đồng tại bản Sông Moóc, xã Đồng Văn giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030” và “Đề án bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa người Sán Chỉ gắn với phát triển du lịch cộng đồng tại bản Lục Ngù, xã Húc Động giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030”. Qua đó, sớm hiện thực hóa mục tiêu trở thành trung tâm du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái – trải nghiệm, du lịch nông nghiệp, du lịch văn hóa, du lịch biên giới của tỉnh.





Du thuyền 5 sao Hạ Long